Nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho những đối tượng đặc biệt được pháp luật quy định được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở. Hãy cùng với Lộc Phát Land tìm hiểu và phân tích nhé!
Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước, do nhà nước đầu tư đem đến các sản phẩm nhà ở giá rẻ giúp đỡ những cá nhân / hộ gia đình thuộc diện chính sách.
Nhà ở xã hội có được bán không
Vì nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp nên các chính sách ràng buộc trong mua bán tránh tình trạng bị đầu cơ, làm giá. Cụ thể:
- Căn cứ vào điều 62 Luật nhà ở 2014 quy định, mỗi đối tượng chỉ được thuê hoặc thuê mua một nhà ở xã hội. Và bên thuê, mua nhà thì sẽ không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua. Nếu còn nhu cầu thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.
- Nhà ở xã hội không được bán lại trong thời hạn 5 năm kể từ ngày thanh toán. Trong thời hạn đủ 5 năm mà có nhu cầu bán thì chỉ được bán cho đơn vị quản lý nhà ở đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà. Nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà cùng loại, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nhưng phải nộp thuế sử dụng đất đối với cá nhân và các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư thì phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 5, Điều 19 Nghị định 100/2015 quy định thì:
1. Trong thời hạn chưa đủ 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại thì chỉ được bán lại trong các trường hợp sau:
– Được bán lại cho Nhà nước trong trường hợp bạn thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư;
– Bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội trong trường hợp bạn mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách;
– Bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (tại Điều 49 của Luật Nhà ở).
2. Sau khi đủ thời hạn 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền thuê hoặc mua nhà theo đúng hợp đồng mua bán đã ký với bên bán theo như quy định pháp luật về luật nhà ở và nhà ở xã hội thì người bán có thể thực hiện được việc bán nhà ở cho bất kỳ cá nhân, đơn vị nào nhưng bên bán phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập và thuế sử dụng đất cho Nhà Nước theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người bán phải có đầy đủ quyền sở hữu nhà ở, tài sản và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Còn về mặt giá cả hoàn toàn do hai bên tự thỏa thuận và đưa ra giá.
Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội
Theo Luật Nhà ở 2014 quy định, nhà ở xã hội được sự hỗ trợ của Nhà nước nên không phải ai cũng có thể mua nhà ở xã hội được. Do đó, trước khi quyết định mua nhà ở phân khúc này, bạn cần xác định xem mình có thuộc nhóm đối tượng đó không nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Những người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
– Các hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực.
– Các hộ gia đình bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
– Cán bộ công nhân viên chức nhà nước.
– Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải giải tỏa.
Bán nhà xã hội cần những thủ tục gì
Để nắm được cơ hội mua nhà ở xã hội thì chúng ta cần các thủ tục dưới đây:
Bước 1: Giao kết hợp đồng mua bán nhà ở.
Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở. Sau đó, đóng các loại phí và các lệ phí cần thiết.
Bước 3: Làm thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở xã hội.
Bạn vừa xem qua bài viết Nhà ở xã hội có được bán không. Bạn đọc cũng có thể tìm hiểu thêm: