Các bước thanh toán tiền khi mua nhà đất

Các bước thanh toán tiền khi mua nhà đất là vấn đề rất được quan tâm, hầu hết ai cũng thắc mắc khi lần đầu sở hữu bất động sản. Trong chuyên đề hướng dẫn mua nhà hôm nay, Lộc Phát Land sẽ hướng dẫn cho bạn cụ thể các bước thanh toán tiền khi mua nhà đất theo đúng pháp lý, đảm bảo an toàn giao dịch và thực tế.

Notes: Các bước thanh toán tiền khi mua nhà đất nên chia làm nhiều đợt, phải có bên thứ 3 làm chứng và giao dịch bằng VNĐ.

Các bước thanh toán tiền khi mua nhà đất

Các bước thanh toán tiền khi mua nhà đất nên chia làm nhiều đợt

Một giao dịch bất động sản thường chia thành nhiều đợt thanh toán tiền để đảm bảo quyền lợi hai bên mua – bán. Đồng thời giúp giao dịch được nhanh chóng hơn. Bạn sẽ có từ 2-3 lần phải thực hiện thanh toán, cụ thể như sau:

  • Thanh toán tiền đặt cọc (còn được gọi là tiền cọc).
  • Thanh toán tiền khi tiến hành công chứng hợp đồng mua bán bất động sản. Có thể hết toàn bộ số tiền còn lại. Hoặc giữ lại một số tiền, để đảm bảo bên bán hoàn thành nghĩa vụ của họ đối với nhà nước (ví dụ đóng thuế). Xem thêm: Giao hết tiền mua đất khi công chứng liệu có an toàn?
  • Thanh toán số tiền còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế và đăng bộ.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể tiến hành thanh toán tiền mua nhà đất một lần duy nhất. Rủi ro nếu phát sinh xảy ra bạn phải gánh chịu sẽ cao hơn.

Bên thứ 3 làm chứng

Cần bên thứ 3 làm chứng từ bước nào? Ngay bước đầu tiên, đặt cọc.

Về cơ bản, tiền đặt cọc là một khoản tiền từ 10-20% tổng giá trị hợp đồng giao dịch mà người mua sẽ đưa trước cho người bán đi kèm thỏa thuận đồng ý mua và đồng ý bán của hai bên (ghi trên hợp đồng đặt cọc). Thời gian thực hiện các bước tiếp theo là công chứng sang tên, được ghi rõ ràng.

Khoản tiền đặt cọc sẽ được thanh toán ngay khi hai bên đã thỏa thuận và ký kết xong hợp đồng đặt cọc.

Hai bên mua bán có thể ký hợp đồng đặt cọc tại văn phòng công chứng hoặc ở bất kỳ nơi nào khác có bên thứ 3 ký làm chứng.

Giao dịch bất động sản

Đơn vị thanh toán tiền

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn vị thanh toán được công nhận trên hợp đồng mua bán bất động sản phải là VNĐ.

  • Nếu sử dụng bất kỳ ngoại tệ nào làm đơn vị thanh toán thì hợp đồng sẽ bị xem là vô hiệu, không được pháp luật công nhận, bảo vệ.
  • Nếu trên hợp đồng có thể hiện đơn vị thanh toán là ngoại tệ nhưng giao dịch bằng VNĐ. Thì bạn cần để điều chỉnh (sửa) hợp đồng lại (với sự đồng ý của người bán và có làm chứng của bên thứ ba). Nếu không hợp đồng sẽ bị xem vô hiệu.

Các lưu ý khác khi thanh toán tiền mua nhà đất

Kiểm tra pháp lý trước khi thanh toán tiền

Tránh bị lừa kiểu bút sa gà chết, bạn cần kiểm tra pháp lý đầu tiên và là yếu tố mà bắt buộc phải chủ động. Pháp lý gồm có: thông tin về người chủ sở hữu hoặc nhiều người sở hữu, có đúng với sổ hộ khẩu không, thông tin về vị trí, diện tích, loại hình, quy hoạch của bất động sản.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý xem bất động sản đang mua có nợ thuế, có đang bị cầm cố ở ngân hàng hay đang bị tranh chấp, thi hành án không.

Thuế liên quan

Theo thỏa thuận trên hợp đồng đặt cọc sau một thời gian, hai bên mua-bán sẽ đi công chứng sang tên tại phòng công chứng (bước thứ 2).

Thông thường, bạn sẽ thanh toán hết số tiền còn lại sau khi hai bên ký vào hợp đồng công chứng mua bán, và chỉ giữ lại một số tiền tương đương 5% để hối thúc bên bán hoàn tất thủ tục hành chính (nghĩa vụ của họ đối với nhà nước).

Cụ thể, thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà bên bán có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước. Bạn và bên bán cần phải trao đổi rõ ràng và thể hiện thẳng trong hợp đồng mua bán rằng thuế bên nào bên đó đóng.

Bước thứ 3: Thanh toán số còn lại sau khi khai thuế và đăng bộ.
Sau khi đã khai thuế và đăng bộ làm thủ tục để chuyển quyền sở hữu sang cho bạn (người mua), bạn thanh toán số tiền còn lại.

Thông thường, bộ phận tiếp nhận sẽ ghi phiếu hẹn tối đa là 45 ngày làm việc, chỉ khi nhận được phiếu hẹn thì bạn mới thanh toán tiền cho bên bán. Lúc này, giao dịch mua bán nhà đất được xem là kết thúc.

Sổ chung hoặc nhiều người đứng tên

Trường hợp sổ chung, khi sang tên, bạn phải cần chữ ký của tất cả người đứng tên trên sổ cùng chấp thuận bán.

Bất động sản đang bị cầm cố

Cần lưu ý, khi bất động sản đang thế chấp tại ngân hàng thì phía ngân hàng mới là bên quyết định có chấp thuận bán tài sản đó hay không. Bạn phải yêu cầu người bán cung cấp giấy chấp thuận cho phép bán tài sản của bên ngân hàng. Ngoài ra, số tiền bán nhà đất mà bạn và bên bán thỏa thuận bắt buộc phải lớn hơn số tiền nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi.

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ trên về các bước thanh toán tiền khi mua nhà đất sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong giao dịch bất động sản, đồng thời hạn chế được các rủi ro có thể phát sinh sau này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng cho chúng tôi biết ở mục bình luận bên dưới nhé!

5/5 (107 Reviews)
Bài viết trướcCho thuê chung cư Hiệp Thành 3
Tiếp theoKý gửi Thăng Long Home

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here