Dự án đường vành đai 4 TPHCM được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc với 8 làn xe, có 4 làn đường đô thị và vỉa hè, rộng 74,5m, chiều dài là 197,6 km. Hãy cùng với Lộc Phát Land tìm hiểu về dự án đường vành đai 4 nhé!
Quy mô dự án đường vành đai 4 TPHCM
Dự án được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc với 8 làn xe, có 4 làn đường đô thị và vỉa hè, rộng 74,5m, chiều dài là 197,6 km.
Trên đường vành đai 4 sẽ có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt tại nút giao QL1, đi qua 12 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố.
Diện tích quy hoạch xây dựng là khoảng 2,061 ha gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu (184 ha), Đồng Nai (273 ha), TP. Hồ Chí Minh (452 ha), Bình Dương (441 ha), Long An (711 ha).
Lộ trình đường vành đai 4 TPHCM
Tổng chiều dài là 197,6km chia làm 5 đoạn:
Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom
Phú Mỹ – Trảng Bom (Vành đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom). Bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu hướng về sân bay quốc tế Long Thành và kết thúc tại Trảng Bom (Đồng Nai) giao với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dự kiến hoàn thành trước 2020, khoảng 45,5 km.
Đoạn 2: QL1 – QL13
QL1 (Trảng Bom, Đồng Nai) – QL13 (Tân Uyên, Bình Dương): Bắt đầu tại QL1A (thuộc thị trấn Trảng Bom) qua sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, kết thúc tại quốc lộ 13, dự định hoàn thành trước 2025 với khoảng 51,9 km.
Đoạn 3: QL1 – QL22
QL1 (Tân Uyên, Bình Dương) – QL22 (Củ Chi, TP.HCM): Bắt đầu tại điểm QL1 – Tân Uyên vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, và kết thúc tại Quốc lộ 22 tại Củ Chi, dự kiến hoàn thành trước 2024, khoảng 22,8 km.
Đoạn 4: QL22 – cao tốc TP.HCM
QL22 (Củ Chi, TP.HCM) – cao tốc TP.HCM (Bến Lức – Long An): Từ Quốc lộ 22 đi song song các con đường ĐT.823 (đến thị trấn Hậu Nghĩa) và đường ĐT824 – ĐT830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, dự kiến hoàn thành trước 2023, khoảng 41,6 km.
Đoạn 5: Đoạn Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM
Đoạn Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM: Bắt đầu tại quốc lộ 1A tại KCN Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 đến điểm cuối nối với đường trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM. Dự kiến được đầu tư hoàn thành trong quý I năm 2030 chiều dài khoảng 35,8 km.
Sau khi hoàn thành dự án đường vành đai 4 TPHCM sẽ kết nối 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An. Do nằm giữa 4 tỉnh còn lại nên Bình Dương sẽ trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây, Đông Nam Bộ.
Lợi ích của dự án đường vành đai 4 TPHCM
Dự án sẽ tạo ra sự đồng bộ cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông sau khi hình thành như: đường vành đai 4 cùng với dự án đường vành đai 3 đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Sau khi đưa vào khai thác sẽ tạo sự đồng bộ kết nối giao thông liên hoàn từ miền Tây vào TP.HCM và các tỉnh lân cận. Tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội bộ TP.HCM. Ngoài ra cũng tạo điều kiện thuận lợi kết nối khu vực Tây Nam Bộ với khu vực miền Đông Nam Bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.
Theo nhận định từ các chuyên gia, tuyến đường vành đai 4 đóng vai trò quan trọng giúp hạ tầng khu Tây trở nên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới dẫn đến bất động sản nơi đây cũng có sự tăng giá theo.
Xem thêm: Bí quyết mua đất Bình Dương giá rẻ