Để giao dịch bất động sản thành công thì việc thanh toán tiền giữa người mua và người bán là thao tác rất quan trọng. Nếu bạn đang tìm thông tin giao hết tiền mua đất khi công chứng liệu có an toàn thì tôi chắc chắn rằng: bạn là người mua. Bạn sẽ muốn biết thông thường người ta giao dịch mua bán nhà đất thanh toán tiền như thế nào? Sau đó, vì sao người bán (nhà đất cho bạn) muốn nhận hết tiền khi công chứng? Lời khuyên cho bạn nên xử lý ra sao cho vừa giữ được lợi ích của mình, vừa không mất lòng hai bên?
Bạn là người mua. Bạn sẽ muốn biết thông thường người ta giao dịch mua bán nhà đất thanh toán tiền như thế nào? Sau đó, vì sao người bán (nhà đất cho bạn) muốn nhận hết tiền khi công chứng? Lời khuyên cho bạn nên xử lý ra sao cho vừa giữ được lợi ích của mình, vừa không mất lòng hai bên?
Tin vui là nhiều khách mua cũng từng thắc mắc như bạn và Lộc Phát Land chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ cho bạn qua bài tư vấn này.
Giao hết tiền mua đất khi công chứng liệu có an toàn?
Một giao dịch mua bán bất động sản giữa hai cá nhân, thông thường trải qua 3 bước:
- Đặt cọc
- Công chứng
- Đăng bộ sang tên.
(Riêng bất động sản chưa có pháp lý hoàn chỉnh, mua bán qua vi bằng thì có khác một chút. Tuy nhiên chúng tôi chỉ xét trường hợp bất động sản đã có sổ đỏ/sổ hồng đầy đủ trong bài viết này.)
Việc thanh toán tiền cũng sẽ trải qua 3 bước tương ứng:
Bước 1: Thanh toán tiền đặt cọc.
Hai bên mua bán có thể tiến hành đặt cọc tại phòng công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân phường, xã để được xác nhận có giao dịch giữa hai bên. Hoặc cũng có thể nhờ một bên thứ ba có uy tín ký làm chứng trên hợp đồng đặt cọc và biên nhận cọc (chúng tôi khuyên rằng, bạn nên đòi lăn vân tay trên cả hợp đồng đặt cọc và biên nhận cọc, để đảm bảo an toàn cho chính bạn và tránh những phát sinh sau này.)
Số tiền cọc không có quy định, thường từ 5-10% giá trị hợp đồng. Ví dụ, hai bên thỏa thuận mua bán căn nhà giá 2 tỷ thì đặt cọc 200 triệu là bình thường.
Bước 2: Thanh toán tiền khi ký hợp đồng công chứng.
Về cơ bản, sau khi ký hợp đồng công chứng mua bán xong, có thể xem như bạn là chủ bất động sản. Lúc này giao dịch cần thêm khâu hoàn thành thủ tục thuế đối với nhà nước để được công nhận.
- Bên bán: đóng thuế thu nhập cá nhân 2%, hoặc phải có xác nhận miễn thuế căn nhà duy nhất.
- Bên mua: đóng lệ phí trước bạn 0.5%.
Do đó, nếu bạn giao hết tiền mua đất khi công chứng thì chắc chắn không an toàn!
Muốn đăng ký sang tên, nếu thiếu biên lai đóng thuế của bên bán thì bên mua không đủ hồ sơ để làm sổ. Bên mua cũng không tự đóng thuế cho bên bán để đăng ký sang tên được. Vì vậy, bên mua nên giữ lại một số tiền để đảm bảo bên bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ cuối cùng khi bán bất động sản của mình.
Bạn nên thanh toán giai đoạn này không quá 95% để bên bán phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và hỗ trợ bên mua.
Giao hết tiền mua đất khi công chứng liệu có an toàn?
Bạn nên thanh toán giai đoạn này không quá 95% để bên bán phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và hỗ trợ bên mua.
Bước 3: Thanh toán sau khi khai thuế và hẹn lấy sổ.
Sau khi hoàn tất các nghĩa vụ về thuế, chúng ta sẽ tiến hành đăng bộ hồ sơ nhà đất đến UBND quận, huyện. Khi giấy tờ được kiểm tra đầy đủ, thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ hẹn nhận sổ khoảng 45 ngày làm việc. Khi nhận được phiếu hẹn, chúng ta có thể yên tâm thanh toán phần còn lại cho bên mua, giao dịch tới đây được xem như hoàn tất.
Kết luận
Có thể nói, giao hết tiền mua đất khi công chứng chưa thật sự an toàn. Người bán bất động sản cho bạn cần tiền cho công việc của họ (nên họ mới cần bán) vì thế, không loại trường hợp nhận xong hết tiền thì họ cũng “lặn mất tăm” trong khi hồ sơ vẫn chưa hoàn toàn sang tên qua hết cho bạn. Cũng có trường hợp, người bán rất bận rộn như một khách hàng cũ của tôi làm việc tại quầy giao dịch ngân hàng. Vậy nên khi đặt cọc ban đầu, bạn nên thẳng thắn trao đổi kỹ lưỡng với bên bán về các bước giao dịch và thanh toán tiền.
Trên đây là các quy trình các bước và giải đáp cho thắc mắc có nên giao hết tiền khi công chứng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn thuận lợi trong giao dịch mua bán bất động sản.