Cách tiết kiệm tiền để mua nhà

Nhiều người đang cố gắng hiện thực hóa giấc mơ mua nhà bằng việc tiết kiệm, dành dụm tiền. Nhưng trên thực tế, để phấn đấu được điều này lại không hề dễ dàng. Một khách hàng của Lộc Phát Land đã chia sẻ về cách chi tiêu, phân bố tài chính cho hợp lý số tiền dành dụm mua nhà thì từ đầu tháng đến cuối tháng. Dưới đây là 12 bí quyết quản lý chi tiêu hiệu quả giúp tiết kiệm tiền để mua nhà thành công.

1Lập một khoản ngân quỹ chi tiêu

Giảm số tiền chi tiêu trong tháng lại ít hơn số tiền thu nhập hàng tháng. Như vậy để có thể tiết kiệm được tiền. Việc tiến hành lập một khoản ngân quỹ chi tiêu được xem là cách giúp bạn có thể quản lý tài chính hiệu quả.

Thông qua khoản ngân quỹ này, bạn có thể xác định được một tháng bạn chi tiêu cho những công việc gì. Và từ đó có thể cắt giảm đi các khoản chi tiêu không hợp lý, không cần thiết.

2Đảm bảo tài chính cho các khoản chi tiêu hàng tháng

Sau khi lập ra ngân quỹ giúp bạn xác định được các khoản thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều bạn cần làm là phải thực hiện đúng theo kế hoạch chi tiêu đã lập. Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn các hóa đơn chi tiêu hàng tháng. Đặc biệt là cần hạn chế tình trạng sử dụng lố vào tiền ngân quỹ tháng tiếp theo.

3Tiết kiệm những khoản tiền thưởng

Hàng năm, có thể bạn sẽ có những khoản tiền thưởng như thưởng quý, thưởng cuối năm, thưởng thành tích, tăng lương… và một số khoản khác. Một lời khuyên hữu ích là hãy dành ít nhất 50% số tiền đó để tiết kiệm.

Có thể bạn tiếc hùi hụi vì đang muốn mua một chiếc điện thoại mới, một bộ đồ mới, một chiếc đồng hồ mới chẳng hạn. Nhưng hãy gác lại và nghĩ đến căn nhà trong mơ của mình để có động lực tiết kiệm nhé!

Đây là cách tiết kiệm để dành tiền nhanh nhất và chắc chắn bạn vẫn có thể sống tốt với 50% số tiền còn lại, vì dù sao đó cũng là khoản phát sinh ngoài khoản thu nhập hàng tháng của bạn.

4Có kế hoạch chi tiêu từ trước thay vì chi tiêu bốc đồng, hoang phí

Các khoản chi này thường phát sinh đột ngột và bạn không có nhiều thời gian để xem xét, cân nhắc, từ đó bạn dễ chi tiêu vượt quá khoản ngân quỹ đã định sẵn.

Việc lập trước những kế hoạch chi tiêu cho những khoản mua sắm lớn, du lịch, tiệc tùng, quà tặng, sinh nhật… sẽ giúp bạn có thể chủ động trong tài chính hơn khi có thể cân đối giữ các khoản chi cho hợp lý.

Đồng thời, bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị, lên kế hoạch tiết kiệm cho các khoản chi này. Việc đưa ra kế hoạch từ trước cũng sẽ cho bạn thời gian để xem xét, lựa chọn được các sản phẩm có giá tốt nhất.

5Chi tiêu trong khả năng có thể chi trả

Bạn không thể nào tiết kiệm được tiền, nếu như trong một phút chốc bốc đồng hay vì sĩ diện mà chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn, để mua sắm một đồ dùng nào đó không thật sự cần thiết. Đây lại cũng là sai lầm mà không ít bạn trẻ đang mắc phải.

Việc chi tiêu trong khả năng giúp bạn có thể kiểm soát tài chính tốt hơn. Không lâm vào tình trạng thiếu trước hụt sau, dùng khoản tiền này đắp vào khoản khác. Thậm chí là xài luôn ngân quỹ của tháng kế tiếp.

Một lời khuyên ở đây dành cho bạn đó chính là nếu cảm thấy mình hay có thói quen chi tiêu quá đà thì nên hạn chế sử dụng thẻ tín dụng. Thay vào đó sử dụng tiền mặt và tập thói quen kiểm tra lại tiền thường xuyên sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn.

6Sử dụng thẻ tín dụng hợp lý

Thẻ tín dụng có thể nói là giải pháp cứu cánh cho nhiều người. Nhưng khi sử dụng thẻ bạn cũng cần phải cẩn thận xem xét đến khả năng thanh toán của mình, nếu không muốn bị dẫn đến bẫy mất khả năng thanh toán.

7Tận dụng những chương trình khuyến mãi, giảm giá

Tận dụng những chương trình giảm giá này để mua thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, đồ cho con em của mình. Nhất định bạn sẽ mua được những sản phẩm vừa ý mà vẫn tiết kiệm được một khoản đáng kể.

8Hạn chế ăn uống bên ngoài

Ăn uống ở bên ngoài chắc chắn sẽ thoải mái, thuận tiện nhưng chắc chắn cũng khiến bạn tốn kém nhiều hơn.

So với việc đi ăn bên ngoài, việc bạn mua đồ về chế biến nấu ăn sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá và đảm bảo đồ ăn an toàn, hợp vệ sinh, đủ chất dinh dưỡng.

9Có một khoản tiền dự phòng

Cho dù bạn có lên kế hoạch chi tiêu chi tiết, kỹ càng đến đâu nhưng hiển nhiên cũng sẽ có các khoản phát sinh bất ngờ mà không thể lường trước được như đau ốm, bệnh tật. Để tránh vay mượn bạn bè, người thân hoặc thẻ tín dụng, bạn nên có một khoản tiền riêng để dự phòng cho các trường hợp đột xuất này.

Khoản tiền nay không phải tiền gửi tiết kiệm mà có thể linh động sử dụng bất cứ khi nào có vấn đề phát sinh. Đương nhiên, sau khi sử dụng khoản tiền dự phòng này, bạn cũng cần lên kế hoạch để bổ sung lại chúng.

10Kiểm soát chi phí dành cho điện thoại

Hiện nay, việc thông tin liên lạc là vô cùng quan trọng, đầu tư cho điện thoại là việc cần thiết để phục vụ công việc và sinh hoạt trong cuộc sống hiện đại.

Tuy nhiên, có thể chúng ta đang phải chi tiêu nhiều hơn so với những gì mình cần.

Vì thế, bạn hãy kiểm tra lại hoá đơn, chi phí dành cho điện thoại xem bạn có đang sử dụng những gói cước tối ưu chưa. Bạn có dùng hết những gì mình đăng ký không. Có thực sự cần dùng đến các gói cước 3G, 4G để online tốc độ cao mọi lúc mọi nơi không.

Rất nhiều người đầu tư một khoản tiền lớn để mua những chiếc điện thoại đắt tiền, đời mới bắt kịp xu hướng hoặc vì quá yêu thích một thương hiệu nào đó. Nhưng thực tế lại không sử dụng hết những tính năng của nó, như thế thật lãng phí.

11Hạn chế các khoản chi không cần thiết

Thực tế có những khoản chi rất vô lý mà bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm mỗi tháng. Chẳng hạn như các ngân hàng hiện nay đều có tra cứu tài khoản trực tuyến thay vì phải tốn tiền chi trả cho dịch vụ SMS Banking.

12Xác định mục tiêu tài chính rõ ràng

Bạn cần phải biết mục tiêu của việc tiết kiệm tiền là gì. Đặt ra một mục tiêu cụ thể dài hạn và chia nhỏ nó ra thành các mục tiêu nhỏ hơn, ngắn hạn hơn là cách để bạn dễ dàng và có động lực hơn trong việc tiết kiệm tiền.

Tóm lại, để tiết kiệm hiệu quả bạn hãy xem xét lại các khoản chi tiêu của mình và lên kế hoạch tiết kiệm một cách chi tiết hơn. Có thể lúc đầu bạn sẽ mất công sức để thực hiện, nhưng khi đi vào nếp sinh hoạt nó sẽ mang lại cho bạn những kết quả tốt, đó là một khoản tiết kiệm đáng kể.

Trước khi chi tiêu, hãy tập thói quen tự vấn bản thân 10 giây xem khoản này có cần thiết phải chi không? Nếu cần thiết phải chi, hãy dành chút thời gian so sánh giá cả để có được mức giá tốt nhất.

Trên đây là 12 cách tiết kiệm tiền để mua nhà. Kiên trì vận dụng một cách nghiêm túc, nhất định sẽ cho bạn kết quả bất ngờ!

Còn bạn, bí quyết nào của bạn đã áp dụng thành công? Hãy chia sẻ với chúng tôi ngay trong phần bình luận bên dưới nhé!

Xem thêm: Vay 1 tỷ mỗi tháng trả bao nhiêu

5/5 (2 Reviews)
Bài viết trướcCho thuê nhà phố Thuận Giao Residence
Tiếp theoCho thuê căn hộ Hacom Galacity
Bích Thủy
Bích Thủy là chuyên viên tiếp thị của Lộc Phát Land. Cô ấy gia nhập công ty vào năm 2019 và đem đến nhiệt huyết làm việc mạnh mẽ cho mọi người.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here